nhân giống cây xạ đen bằng phương pháp nuôi cấy môNHÂN GIỐNG CÂY XẠ ĐEN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ, Xạ đen là loài cây thảo dược quý, có tác dụng trị bệnh dạ dày, mụn nhọt, ung thư gan, ung thư kết tràng và viêm sưng. Bởi vậy, loài cây này đang bị khai thác một cách quá mức, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt ngoài tự nhiên. Vì vậy, việc ứng dụng các phương pháp tiến tiến vào nhân giống loài cây này là rất cần thiết hiện nay. Nhân giống cây Xa đen bằng phương pháp nuôi cấy mô bước đầu thu được kết quả tốt. Tạo đa chồi cây Xạ đen trên môi trường cơ bản MS bổ sung 5 mg/l 6-benzylaminopurine (BAP), 20 g/l sucrose và 7 g/l agar, cho tỷ lệ mẫu tạo đa chồi 81,91%, trung bình 2,95  0,19 chồi/mẫu. Các chồi tái sinh được kích thích tạo rễ trên môi trường 1/2 MS bổ sung 0,5 mg/l indole-3-butyric acid (IBA), 0,5 mg/l BAP, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar và 1 g/l than hoạt tính, tỷ lệ chồi ra rễ 94,8%. Cây Xạ đen hoàn chỉnh đã được đưa ra trồng trong bầu đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô vào nhân giống cây Xạ đen tạo ra lượng cây giống lớn, chất lượng cao cung ứng cho nhu cầu trồng cây dược liệu này.

Kỹ thuật nhân giống vô tính in vitro được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật này không chỉ có thể tạo ra một số lượng lớn cây giống sạch bệnh, đồng nhất về mặt di truyền trong thời gian ngắn, mà còn khắc phục được những nhược điểm của phương thức nhân giống truyền thống như diện tích canh tác, điều kiện tự nhiên, công chăm sóc. Nhiều loài cây thuốc quý đã được nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi cây mô như cây Sâm Ngọc linh (Nguyễn Hữu Hổ et al., 2009; Dương Tấn Nhựt et al., 2010), cây Ba kích (Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư, 2010), cây Dây gối Celastrus paniculatus Willd (De Silva và Senarath, 2009; Phulwaria et al., 2013), cây Nha đam (Trương Thị Bích Phượng et al., 2010) và cây Qua lâu (Nguyễn Thanh Tùng et al., 2010).

Nhân giống cây xạ đen bằng phương pháp nuôi cấy mô

nhân giống cây xạ đen bằng phương pháp nuôi cấy mô

Cây Xạ đen (Celastrus hindsii Benth.) thuộc họ Celastraceae, là cây bụi leo sinh trưởng hoang dại hoặc được trồng ở các tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Nam Hà, Ninh Bình tới Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Gia Lai (Võ Văn Chi, 2003). Xạ đen được coi như dược liệu quý có tác dụng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan, bệnh dạ dày, mụn nhọt, viêm sưng và khối u (Kuo et al., 1997; Võ Văn Chi, 2003; Tram Ngoc Ly et al., 2006). Hợp chất chiết xuất từ thân cây Xạ đen thể hiện độc tố tế bào mạnh chống lại bệnh ung thư gan, ung thư kết tràng cũng như ngăn chặn sự tái bản của virus HIV trong các tế bào lympho H-9 in vitro (Kuo et al., 1997). Vì vậy, nhu cầu Xạ đen ở nước ta trong những năm qua là rất lớn, dẫn đến chúng có nguy cơ cạn kiệt ngoài tự nhiên. Ngoài ra, hạt Xạ đen có chứa dầu nên khả năng tái sinh hạt của chúng không cao, phương thức nhân giống xạ đen hiện nay phần lớn là dâm hom. Việc tạo nguồn giống lớn, chất lượng cao phục vụ cho việc gây trồng Xạ đen làm dược liệu là việc làm hết sức cần thiết.

Trong bài báo này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu nhân giống Xạ đen (Celastrus hindsii Benth.) bằng phương pháp nuôi cây mô nhằm đáp ứng nhanh và bền vững nguồn cây giống Xạ đen có chất lượng tốt cung ứng cho nhu cầu trồng cây dược liệu này.

Tải toàn bộ phương pháp  nhân giống cây xạ đen bằng phương pháp nuôi cấy mô : Tại Đây